Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
biên soạn địa chí làng Hà Thanh, xã Vinh Thanh
Ngày cập nhật 09/08/2024

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ VINH THANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:    /KH-UBND

   Vinh Thanh, ngày     tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện biên soạn địa chí làng Hà Thanh, xã Vinh Thanh

 

 
 

 

 

 

 

          Thực hiện Kế hoạch số 71/KH-UBND, ngày 04 tháng 3 năm 2024 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện biên soạn địa chí làng trên địa bàn toàn huyện; Thông báo số 164/TB-UBND kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện tại buổi làm việc với các địa phương ngày 17 tháng 5 năm 2024 tại cuộc họp triển khai biên soạn địa chí làng; Ủy ban nhân dân xã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện biên soạn địa chí làng Hà Thanh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp làng xã trên địa bàn huyện Phú Vang nói chung, xã Vinh Thanh nói riêng. Là nhiệm vụ quan trọng với quan điểm, bản sắc văn hóa là nền tảng, là động lực phát triển. UBND xã cần xây dựng kế hoạch, các giải pháp cụ thể nhằm gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, địa phương. Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn dân về bảo vệ, sưu tầm, giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của làng thông qua việc biên soạn lịch sử làng Hà Thanh dưới hình thức địa chí làng.

Góp phần làm phong phú, giàu bản sắc văn hóa của quê hương Làng Hà Thanh, của quê hương xã Vinh Thanh và của quê hương Phú Vang; góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021- 2025 và tầm nhìn đến 2030, nhất là nhiệm vụ phát huy văn hóa cơ sở.

Thông qua địa chí của Làng nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, yêu quê hương cho các thế hệ hôm nay và mai sau; cung cấp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những hiểu biết thêm về tinh thần đoàn kết; truyền thống yêu nước, cách mạng, truyền thống lao động, văn hóa… của quê hương, biểu thị sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy và vận dụng, kế thừa và lựa chọn những truyền thống tốt đẹp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

2. Yêu cầu

Nghiên cứu, biên soạn dư địa chí Làng phải đảm bảo được tính Đảng, tính khách quan, trung thực, tính khoa học và phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị của Đảng; sự quản lý, điều hành của Nhà nước.       

Việc xây dựng địa chí Làng phải bám sát được đề cương của cơ quan chức năng soạn thảo. Huy động được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong quá trình biên soạn và đóng góp nguồn kinh phí để thực hiện.

Địa chí của Làng được hoàn thành cần được chuyển tải đến đông đảo các tầng lớp nhân dân của Làng, của địa phương, trong và ngoài nước, qua đó giáo dục truyền thống và giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp, phát huy những giá trị đó trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

II. NỘI DUNG THỂ HIỆN CỦA ĐỊA CHÍ LÀNG

Việc nghiên cứu, sưu tầm, biên tập địa chí Làng dựa trên cơ sở nền tảng là đề cương do cơ quan chức năng được phân công biên soạn (Theo Thông báo 552-TB/TU, ngày 11/12/2023 của đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy), giao cho: “Hội Khoa học Lịch sử tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, hoàn chỉnh Đề cương khung về địa chí làng để ban hành làm cơ sở để các nhà nghiên cứu, các nhóm tư vấn, biên soạn khi triển khai hợp tác với địa phương, làng. Hướng dẫn phương thức xây dựng, khái toán cơ bản, công bố danh mục đơn vị tư vấn,…để làng tham khảo, có căn cứ, cơ sở hợp tác, lựa chọn, triển khai xây dựng địa chí làng bảo đảm hiệu quả, chất lượng”, trong đó phần nội dung thể hiện một số vấn đề:

1. Về tự nhiên, dân cư, hành chính

 - Vị trí địa lý, hệ thống giao thông, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng; động, thực vật và các tài nguyên khác.

- Các họ tộc tham gia lập Làng, quá trình tụ cư; các họ tộc khác đang cư trú trong làng; dân số, đặc điểm quần cư và phân bổ qua các thời kỳ.

- Những thay dổi của tên gọi Làng; tổ chức hành chính.

2. Về lịch sử

- Từ ngày thành lập Làng đến Cách mạng tháng 8/1945.

- Giai đoạn 1945-1954.

- Giai đoạn 1954-1975

- Giai đoạn 1975-đến nay.

3. Về kinh tế

- Dịch vụ.

- Nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông…

4. Văn hóa, xã hội

- Sinh hoạt cộng đồng Làng.

- Đời sống, phong tục, tín ngưỡng.

- Giáo dục, y tế.

5. Nhân vật tiêu biểu của Làng

Những người có công trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước;  quá trình khai lập, xây dựng và phát triển Làng.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

          1. Thời gian thực hiện: Từ tháng 7 năm 2024 đến ngày 10 tháng 4 năm 2025; phấn đấu hoàn thành trong tháng 4 năm 2025.

          Căn cứ vào tình hình, đặc điểm, truyền thống của Làng; sự tích cực, chủ động của Hội đồng Chư tộc Làng, các họ tộc, các xóm, các nhân chứng, cá nhân am hiểu về lịch sử Làng; trong quá trình tham gia căn cứ tình hình thực tiễn của làng, địa phương để xây dựng và bố trí lộ trình thích hợp.

          2. Nội dung công việc:

          - Xây dựng kế hoạch; thành lập Ban chỉ đạo, Ban soạn thảo, Ban vận động kinh phí triển khai thực hiện biên soạn địa chí các Làng trên địa bàn xã.

          - Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện biên soạn địa chí Làng.

          - Phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh và Phòng văn hóa thông tin huyện; các ngành liên quan hướng dẫn xây dựng địa chí Làng đảm bảo hiệu quả và chất lượng.

          - Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, đơn vị, các nhân chứng, cá nhân  phối hợp cung cấp thông tin, hình ảnh, tư liệu phục vụ sưu tầm, biên tập, xuất bản địa chí các Làng.

          - Thực hiện công tác xuất bản địa chí Làng theo quy định, thông qua địa chí Làng để tuyên truyền, vận động, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, giá trị truyền thống của Làng Hà Thanh.

 

          IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

          Kinh phí thực hiện công tác sưu tầm, biên soạn địa chí Làng: Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, nhưng chủ yếu được huy động từ nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.

          V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Văn hóa – Xã hội

          Chỉ đạo, đôn đúc, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của các ban ngành, thành viên Ban biên soạn, đơn vị, thôn. Tham mưu UBND xã tổ chức Hội nghị triển khai tổng hợp ý kiến tham gia của các đại biểu tham gia; lộ trình và Kế hoạch triển khai thực hiện biên soạn địa chí Làng.

          Phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Sở Văn hóa, thông tin và thể thao, Phòng văn hóa thông tin huyện, Hội đồng Chư tộc tộc Làng, các tổ chức, đơn vị, cá nhân, các nhân chứng; Ban biên soạn để hướng dẫn trong quá trình triển khai  thực hiện.

           2. Công chức Văn hóa – Xã hội xã

          Tăng cường công tác tuyên truyền trên truyền thanh, trang thông tin điện tử, trên nền tảng số về mục đích, ý nghĩa, các nội dung triển khai Kế hoạch thực hiện biên soạn địa chí Làng.

          Tham mưu UBND xã xây dựng Kế hoạch Triển khai thực hiện biên soạn địa chí làng, Kế hoạch ra mắt sách địa chí Làng; chuyển tải, giới thiệu đến đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước bằng những nội dung và hình thức phong phú đa dạng, phù hợp.

          3. Công chức Kế toán và Ngân sách xã

          Tham mưu nguồn kinh phí hỗ trợ về công tác triển khai và ra mắt địa chí của Làng.

          4. Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã

          Tham mưu UBND xã thẩm định nội dung địa chí Làng trước khi in ấn, xuất bản.

          5. Công chức Văn phòng – Thống kê xã

          Phối hợp với Công chức Văn hóa - Xã hội xã tham mưu UBND xã thành phần tham dự, chuẩn bị các điều kiện hậu cần, lễ tân bảo đảm để tổ chức các Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện biên soạn địa chí làng, các hội thảo, ra mắt sách địa chí Làng và một số khác.        

          6. Hội đồng Chư tộc Làng Hà Thanh

          Phối hợp cung cấp nội dung, tư liệu cho Ban soạn thảo; phối hợp thẩm định nội dung địa chí làng trước khi in ấn, xuất bản. Phối hợp với UBMTTQVN và các đoàn thể vận động nguồn kinh phí xã hội hóa.

          7.  Đề nghị UBMTTQVN xã và trưởng các ban, ngành đoàn thể xã

          Phối hợp với UBND xã, Hội đồng Chư tộc Làng trong công tác vận động kinh phí xã hội hóa.

          Xây dựng kế hoạch truyên truyền về mục đích, ý nghĩa biên soạn địa chí Làng. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà nghiên cứu, Ban biên soạn triển khai ở địa phương.

          8. Kính đề nghị Hội Khoa học Lịch sử tỉnh; Sở Văn hóa , thông tin và thể thao tỉnh;  Phòng văn hóa thông tin huyện và Ông Nguyễn Văn Đăng, Phó Giáo sư – Tiến sĩ, Nguyên Trưởng khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

          Quan tâm phối hợp với Ban chỉ đạo, Ban biên soạn dư địa chí Làng của xã Vinh Thanh để hoàn thành biên soạn sách dư địa chí Làng Hà Thanh.

         

          Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện biên soạn địa chí Làng Hà Thanh, xã Vinh Thanh; UBND xã yêu cầu các ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận: 

- UBND huyện (Báo cáo);

- Phòng VHTT huyện;   

- Thường trực Đảng ủy (Báo cáo);

- TT HĐND xã;

- CT, các PCT UBND xã;

- TT. UBMTTQVN xã;

- Như mục V;

- Lưu: VT, VHXH.

                                                                

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Thị Thu Sương

 

 

 

 

 

Hoạt động UBND xã
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 935.197
Truy cập hiện tại 14