Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thông tin của chi cục thủy tỉnh thừa thiên huế về kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi thủy sản đầm phá ngày 25 tháng 6 năm 2024.
Ngày cập nhật 05/06/2024

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, tổng chất rắn lơ lững, hàm lượng amoni, sắt, phốt phát tại các điểm cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản đa số điều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp với nuôi trồng thủy sản lợ mặn và nước ngọt.

Riêng độ mặn đo ngày 23/5/2024, tại thị trấn Sịa – huyện Quảng Điền <2%o, quá thấp để thả giống và nuôi các đối tượng thủy sản mặn, lợ; bên cạnh đó, trong tuần qua có mưa dông đã làm biên độ dao động độ mặn, pH trong ngày khá lớn. Vì vậy, bà con cần theo dõi thời điểm độ mặn cao nhất trong ngày để lấy nước vào ao nuôi, rải và bón vôi với liều lượng phù hợp nhằm ổn định pH trong ao nuôi thủy sản.

Điểm cấp nước tại xã Phú Xuân có hàm lượng NH4+-N  vượt quá giới hạn cho phép trong nuôi trồng thủy sản; và một số điểm quan trắc như thị xã Thuận An, Phú Đa tồn tại hàm lượng amoni dưới mức giới hạn nhưng có thể tăng cao trong điều kiện thời tiết nắng nóng trong thời gian đến. Khuyến cáo bà con định kỳ sử dụng vôi và men vi sinh trong ao nuôi để ổn định môi trường và phân hủy các loại khí độc.

Các điểm cấp nước tập trung tại vùng nuôi trồng thủy sản xã Vinh Hưng, Giang Hải, Vinh Hiền, Phong Hải, Điền Hương có giá trị pH giao động 8,1 - 8,2 là khá cao trong môi trường tự nhiên; do đó, khi lấy nước vào ao, bà con nên bón vôi dolomite, canxi cacbonat, các loại men vi sinh theo định kỳ để duy trì mật độ tảo, ổn định độ pH và không dao động quá 0,3 đơn vị trong ngày.

Điểm cấp nước vùng nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Xuân còn có hàm lượng PO43--P  (phốt phát) tiệm cận giới hạn cho phép, cho thấy mật độ tảo trong môi trường nước tự nhiên khá dày, khi lấy nước vào ao nuôi là môi trường thuận lợi hơn cho tảo phát triển nhanh, làm độ trong của nước giảm thấp và tảo dễ tàn đồng loạt, gây ô nhiễm cho môi trường đáy ao và phát sinh các loại khí độc.

Một số biện pháp kỹ thuật xử lý tảo tàn đồng loạt trong ao nuôi tôm

- Nếu có ao nuôi dự phòng hoặc nuôi tôm thâm canh theo quy trình kỹ thuật 2 - 3 giai đoạn, bà con có thể chuyển hẳn tôm sang ao nuôi mới khi thấy môi trường có dấy hiệu bất lợi.

Trường hợp không có ao nuôi dự phòng khác, có thể xử lý một số biện pháp kỹ thuật như  sau:

- Tăng cường chạy quạt trong ao nuôi để xác tảo và các chất cặn bả tập trung về khu vực giữa ao và si-phông bùn đáy ao. Nhanh chóng dùng vợt mịn vớt hoặc máy bơm hút xác tảo tàn nổi lên ở tầng mặt hướng các góc ao cuối gió.

- Nếu có ao lắng chất lượng nước tốt, tiến hành thay nước mới 30%. Đo lại pH trong ao, nếu pH thấp tiến hành bón vôi để ổn định pH.

- Chạy quạt thường xuyên và dùng oxygen với liều 1 - 2kg/1.000m3 nước, để cung cấp oxy hòa tan tức thời cho ao. Ngăn chặn hoặc xử lý tình trạng tôm bị nổi đầu kéo đàn.

- Sử dụng các loại men vi sinh, Zeolite, vôi Dolomite,... để phân hủy xác tảo, các chất hữu cơ trong ao, đồng thời hấp thụ khí độc NH3, NO2, H2S,... cải thiện ô nhiễm môi trường đáy ao, nước trong ao đảm bảo chất lượng phù hợp cho thủy sản nuôi.

- Có thể cắt giảm 50 - 60% lượng thức ăn so với thông thường, đồng thời trộn các loại vitamine, khoáng chất, men tiêu hóa,... vào thức ăn để giúp tôm trao đổi chất tốt, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa mầm bệnh tấn công sau khi ao bị tảo tàn đồng loạt.

- Theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường thường xuyên thích hợp và ổn định, không để biến động lớn trong ngày.

Vậy Chi cục Thủy sản thừa thiên huế thông tin đến các đơn vị, các tổ chức và cá nhân nuôi trồng thủy sản biết biết và thực hiện.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tai Chi cục Thủy sản, số 148 Bùi Thị Xuân, - thành phố Huế. Điện thoại 0234.3825552./.

 

VÕ VĂN LÀNH
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 866.762
Truy cập hiện tại 918