Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Triển khai chương trình chuyển đổi số xã Vinh Thanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 05/04/2022

Chương trình chuyển đổi số nhằm tăng cường lãnh đạo đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xây dựng xã hội số gắn với cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân, thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân.

 

  1. Phát triển kinh tế số

- 100% cán bộ, công chức và người lao động trong các ban, ngành trên địa bàn xã có cài đặt Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S.

- 100%  người dân có cài Hue-S tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S.

- Phấn đấu 20% cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã có áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt được hỗ trợ thông qua Hue-S.

2.1.3. Phát triển xã hội số

- Các dịch vụ thiết yếu phục vụ cho người dân được cung cấp bởi chính quyền số; các tổ chức, cá nhân và người dân có ứng dụng giao tiếp trên môi trường mạng.

- 50% người dùng thiết bị di động thông minh được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, các dịch vụ thông minh và giao tiếp trên môi trường mạng.

- Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hoạt động có văn hóa trong xã hội số, hình thành văn hóa số.

2.2. Mục tiêu đến năm 2030

- Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, trong đó ưu tiên chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực như: giáo dục, y tế, cải cách hành chính, thông tin.

- Chuyển đổi số trở thành nền tảng để phát huy đặc trưng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường xã Vinh Thanh; thúc đẩy phát triển ngành du lịch, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng để phát triển bền vững Vinh Thanh trong giai đoạn mới.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

  1. Công tác lãnh, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện chuyển đổi số

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số.

- Phát huy vai trò của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số gắn với mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành, quản lý; mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đưa kết quả triển khai chuyển đổi số thành chỉ tiêu đánh giá của ban, ngành ở địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh, của huyện về công tác chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính.

  1. Đẩy mạnh công tác thông tin truyên truyền

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và tổ chức về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số với Nghị quyết, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương.

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài “Chuyển đổi số” trên Cổng thông tin điện tử và Trang thông tin điện tử xã để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

- Tham gia tập huấn kiến thức cơ bản và nâng cao về chuyển đổi số, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng chuyển đổi số cho cán bộ, công chức do cấp trên tổ chức.

- Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong chuyển đổi số; đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác về an ninh, an toàn thông tin khi tham gia chuyển đổi số. Xây dựng các quy chế, công cụ để tạo điều kiện cho người dân và tổ chức tham gia góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đổi số mang lại.

  1. Thực hiện các cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển đổi số

- Thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị, tổ chức khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số.

4. Phát triển nền tảng số, dữ liệu số, đảm bảo an toàn thông tin

- Đầu tư phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông một cách đồng bộ. Bố trí nguồn nhân lực đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của đơn vị.

- Phối hợp triển khai hệ thống điện toán đám mây, số hóa “Hệ thống chỉ tiêu thống kê”, “Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội” của xã trên nền tảng dữ liệu lớn của tỉnh. Đầu tư nâng cấp hạ tầng mạng WAN, mạng Internet trên cơ sở tận dụng tối đa lợi ích của mạng TSLCD, bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt, có tính dự phòng, sẵn sàng cao và được kiểm soát đến từng nút mạng.

- Ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động quản lý, các ứng dụng chuyên ngành. Thực hiện đồng bộ việc luân chuyển các văn bản trên môi trường mạng thông qua hệ thống các trang/ cổng thông tin điện tử; ứng dụng chứng thực số, chữ ký số để thực hiện các giao dịch (ngoại trừ các văn bản mật theo quy định).

- Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong vận hành, quản lý, bảo mật hệ thống thông tin của xã.

5. Phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ, công chức. Nâng cao năng lực của cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, phát huy vai trò tham mưu chuyển đổi số, vận hành các hệ thống thông  tin và đảm bảo an toàn thông tin trong cơ quan.

Gắn kết giáo dục, đào tạo với chuyển đổi số. Đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với xu thế phát triển trong tình hình mới trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo nghề. Đưa nội dung kiến thức, kỹ năng số vào  vào chương trình giáo dục THCS để trang bị cho học sinh các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.

 

Tập tin đính kèm:
Dương Thị Thủy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 864.955
Truy cập hiện tại 54