Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thừa Thiên Huế tăng cường ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu
Ngày cập nhật 31/10/2019
Hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Là địa phương xuyên gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu nên công tác phòng chống, ứng phó luôn được cấp ủy Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm phát triển bền vững của tỉnh.

Nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có yếu tố địa hình và vị trí đặc biệt về địa lý nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai, trong đó bão và lũ lụt gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Điển hình như cơn bão năm 1985 (Cecil), bão số 6 năm 2006 (Xansane), bão số 9 năm 2009 (Ketsana), trận lũ năm 1983. Đặc biệt trận lũ lịch sử tháng 11/1999 xảy ra từ ngày 01 đến ngày 06/11/1999 toàn tỉnh đã có mưa to gây nên trận lũ lịch sử chưa từng có trong gần 100 năm qua.

Theo số liệu thống kê từ 1999 đến 2018, tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra 518 người chết với 9.306 tỷ đồng, trung bình hàng năm có khoảng 18 người chết và 332 tỷ đồng bị thiệt hại do thiên tai. Trong đó riêng trận lũ lịch sử 1999 đã làm cho 352 người chết, 21 người mất tích, 94 người bị thương, 90 vạn dân phải chịu đói rét trong nhiều ngày,... giá trị thiệt hại trên 1.700 tỷ đồng. Trong những năm trở lại đây, theo thống kê thiên tai lũ lụt bị thiệt hại nặng nhất, tiếp đến là bão (chỉ 0,7 cơn/năm).

Tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp. Trên địa bàn tỉnh có hơn 64 km/ tổng chiều dài các sông 1.056 km hiện đang bị sạt lở nặng tập trung chủ yếu các sông như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Phú Bài, Sông Nong, sông Truồi ... ảnh hưởng trực tiếp đến hàng ngàn hộ dân sinh sống sát bờ sông, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng các công trình di tích lịch sử,các công trình hạ tầng kỹ thuật của địa phương, ảnh hưởng giao thông đi lại. Hơn 10 km trên tổng số 127 km bờ biển bị sạt lở nặng tập trung các khu vực như: Phong Hải - huyện Phong Điền; Quảng Công, Quảng Ngạn - huyện Quảng Điền; Hải Dương - thị xã Hương Trà; thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh - huyện Phú Vang; Vinh Hải và Vinh Hiền - huyện Phú Lộc đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1.000 hộ dân cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội khu vực ven biển của tỉnh.

Tình hình sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp

Tăng cường năng lực ứng phó

Để phát triển bền vững trong tình hình thiên tai ngày càng khắc nghiệt, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong thời gian đến nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của tỉnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trong đó tập trung vào các giải pháp cụ thể như: hoàn thiện tổ chức, bộ máy, tăng cường trang thiết bị cho công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứa nạn. Triển khai xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai một cách toàn diện; tích hợp, lồng ghép sử dụng hệ thống đô thi thông minh, GIS Huế phục vụ phòng chống thiên tai. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, ứng dụng khoa học công nghệ  trong công tác phòng, chống thiên tai. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ ven biển, đầm phá góp phần tích cực trong công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống và khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai. Đặc biệt là triển khai dự án “Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” do JICA tài trợ. Triển khai bố trí, sắp xếp, ổn định cho các hộ dân ảnh hưởng sạt lở, xâm thực của biển và biến đổi khí hậu.

Trồng rừng ven đầm phá là một trong những giải lâu dài, bền vững

Đối với cơ sở hạ tầng, tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng thiết yếu giao thông, thủy lợiy tế, giáo dục, thông tin, củng cố nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa nước, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão; kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, các công trình phòng chống thiên tai; nâng cao khả năng tiêu thoát nước

Bên canh đó, các biện pháp phi công trình đóng vai trò rất quan trọng, mà phần lớn trong số đó có tính dài hạn và bền vững như: các biện pháp quy hoạch sử dụng đất và bố trí dân cư, nâng cao nhận thức của người dân... đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc hạn chế những tổn thương về người và tài sản.

Chuyển đổi, thích ứng với BĐKH

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, cùng với việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu những tổn thức do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra. Công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu cũng là một trong những giải pháp quan trọng để định hướng sản xuất, phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Hiện nay, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang từng bước chuyển đổi khoảng 3.300 ha đất lúa kém hiệu quả ở vùng miền núi, bãi ngang ven biển, vùng thiếu nước sang trồng ngô, lạc, rau, hoa và nuôi trồng thủy sản. Xây dựng đề án quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa các loại ở một số huyện, trong đó tập trung ở một số địa bàn thuận lợi. Xây dựng nhãn hiệu rau cho một số địa phương có truyền thống trồng rau đối với một số loại rau được xác định có ưu thế tại địa phương như: Rau má, hành, kiệu, ném. Hỗ trợ xây dựng, chứng nhận, tập huấn, tổ chức sản xuất rau an toàn theo VietGAP. Ngoài ra, từ các kết quả nghiên cứu đã hình thành một số mô hình sản xuất nông sản hữu cơ áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước như: Sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm (30 ha) tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền; các vùng rau VietGAP của người dân ở xã Quảng Thọ (30ha), Quảng Thành (17ha) được duy trì và phát triển tốt; đang triển khai xây dựng vùng rau VietGAP (12 ha) tại xã Hương An, thị xã Hương Trà; mở rộng vùng sản xuất rau an toàn (18 ha) ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, trồng cam ở Nam Đông, thanh trà ở phường Thủy Biều, thành phố Huế, trồng ném (100ha) ở xã Điền Môn, huyện Phong Điền… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết thêm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, với mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành Đô thị di sản - thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”; xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng chống và thích ứng với những hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra hiện nay. Trong đó tăng cường thực hiện các giải pháp phi công trình như nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức về biến đổi khí hậu cũng như tiếp tục phát huy, duy trì sự lan tỏa của phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” và nói không với túi nilong sử dụng một lần đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Theo thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 941.015
Truy cập hiện tại 2.144