ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
XÃ VINH THANH
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: /BC-UBND
|
Vinh Thanh, ngày tháng 10 năm 2024
|
BÁO CÁO
Kết quả hoạt động khuyến nông năm 2024 và
đề xuất kế hoạch khuyến nông năm 2025
Thực hiện Công văn số 1612/UBND ngày 09/10/2024 của UBND huyện Phú Vang về việc báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mô hình Khuyến nông năm 2024 và xây dựng kế hoạch năm 2025, UBND xã Vinh Thanh báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm 2024 và đề xuất kế hoạch khuyến nông năm 2025 cụ thể như sau:
I.KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MÔ HÌNH NĂM 2024
Năm 2024, UBND huyện ban hành Quyết định số 2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 07 năm 2024 Về việc phê duyệt: Mô hình liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị đối với thương hiệu rau VinhThanh (Có bao bì, nhãn mác, hợp đồng liên kết. UBND xã đã phối hợp với TTDVNN huyện tiến hành tổ chức thực hiện mô hình; Sau quá trình thực hiện, UBND xã báo cáo tình hình và kết quả thực hiện mô hình như sau:
-
Quy mô diện tích, địa điểm thực hiện
- Tổng diện tích: 02ha.
- Giống: Rau Thơm, rau Tía Tô
- Địa điểm: Tại Thôn 1 và Thôn 2, xã Vinh Thanh.
- Số hộ tham gia: 40 hộ
2. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện: 164.938.000 đồng (Một trăm sáu mươi bốn triệu, chín trăm ba mươi tám nghìn đồng chẵn),
Trong đó:
- Nhà nước hỗ trợ: 71.094.000 đồng (43%).
- Nhân dân đóng góp: 93.844.000 đồng (57%).
3. Kết quả thực hiện mô hình
*Hiệu quả về mặt kinh tế: Sau một thời gian triển khai thực hiện mô hình đã mang lại hiệu quả và năng suất cao cho các hộ dân, cụ thể như sau:
Lợi nhuận của rau Thơm là 66.210.333 đồng/1,9 ha/đợt, rau Tía Tô là 6.689.133/ 0,1 ha/đợt. Như vậy, trong quá trình sản xuất thu hoạch 3 đợt thì lợi nhuận rau thơm đạt 198.630.999 đồng/1,9 ha, rau tía tô 20.067.399 đồng/0,1 ha.
Việc ứng dụng kỹ thuật trồng rau theo VietGAP vào liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị đối với thương hiệu rau Vinh Thanh, giúp nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu Nông nghiệp - Nông thôn, phát triển Nông nghiệp sạch và bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân; mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, bà con yên tâm sản xuất.
*Hiệu quả về mặt xã hội:
- Tập huấn, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng rau theo VietGAP, nâng cao nhận thức cho nông dân và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Sản xuất ra sản phẩm rau có nguồn gốc, có thương hiệu, có bao bì, nhãn mác rau thơm, rau tía tô, ngoài ra sản phẩm còn có có chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, có hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm, từ đó người nông dân yên tâm hơn khi sản xuất và tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
-
Thuận lợi, khó khăn
-
Thuận lợi
- Các hộ nông dân đã tiếp cận, ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hiện quy trình sản xuất an toàn, bón phân đúng chủng loại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, làm thay đổi tập quán sản xuất theo lối cũ trước đây. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, bón phân và phun thuốc có thời gian cách ly phù hợp trước lúc thu hoạch sản phẩm.
- Sản xuất sản phẩm rau có chất lượng và giá trị cao, có lợi cho sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường sống.
- Phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương là sự chăm chỉ cần cù, ham học hỏi của nhân dân và sử dụng có hiệu quả đất đai trên địa bàn.
-
Khó khăn
- Mô hình thực hiện đem lại chất lượng rau sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tuy nhiên giá cả và thị trường tiêu thụ còn khó khăn, chưa liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra vì vậy việc nhân rộng mô hình còn hạn chế.
- Quỹ đất bố trí trồng rau theo hướng VietGAP gặp khó khăn chủ yếu là đất nhỏ lẻ ở các hộ gia đình.
-
Kiến nghị, đề xuất
-
Mong các cơ quan cấp trên quan tâm hỗ trợ nhân dân tìm thị trường tiêu thụ ổn định, liên kết bao tiêu cho sản phẩm đầu ra để nhân dân ổn định sản xuất.
-
Quan tâm hỗ trợ kinh phí lớn hơn để thực hiện mô hình đạt hiệu quả cao.
-
ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG NĂM 2025
1. Yêu cầu, sự cần thiết
- Để phát triển sản xuất các mặt hàng nông nghiệp tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn phục vụ nhu cầu của người dân.
- Nhằm tăng thu nhập hộ gia đình giúp ổn định đời sống.
- Tạo thêm việc làm cho lao động trẻ thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Khảo nghiệm những giống cây mới, có giá trị kinh tế để nhân rộng, phát triển nếu đạt hiệu quả.
2. Nội dung đề xuất mô hình khuyến nông năm 2025
Đơn vị: Triệu đồng
TT
|
Danh mục dự án mô hình khuyến nông năm 2022
|
Quy mô/diện tích đầu tư
|
Chủ đầu tư
|
Tổng mức đầu tư
|
|
Tổng số
|
Ngân sách NN hỗ trợ
|
Vốn đối ứng
|
|
Diện tích (ha)
|
Số hộ
|
Điạ điểm
|
|
I
|
Các mô hình theo dự án Khuyến nông
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mô hình trồng Sen lấy hạt theo tiêu chuẩn VietGAP
|
4
|
20
|
Thôn 1, 2, 4, 6
|
Hộ gia đình
|
250
|
125
|
125
|
|
2
|
Mô hình trồng hoa Thiên Lý
|
1
|
2
|
Thôn 4, Thôn 6
|
Hộ gia đình
|
160
|
80
|
80
|
|
II
|
Các dự án hỗ trợ theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Dự án xâu dựng trang trại cung cấp giống heo, bò, gà
|
10.000 con gà giống 21 ngày tuổi, 440 con lợn giống, 600 con bò giống/năm
|
1
|
Thôn 5
|
Trang trại cung cấp giống
|
1.000
|
500
|
500
|
|
2
|
Dự án xây dựng trang trại chăn nuôi gà
|
5.500 gà thịt
|
1
|
Thôn 5
|
Trang trại chăn nuôi gà
|
2.046
|
300
|
1.746
|
|
Trên đây là kết quả hoạt động khuyến nông năm 2024 và đề xuất kế hoạch khuyến nông năm 2025 trên địa bàn xã Vinh Thanh. UBND xã báo cáo để UBND huyện và các ban ngành xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- UBND huyện (b/c); KT. CHỦ TỊCH
- Phòng NN&PTNT huyện; PHÓ CHỦ TỊCH
- Trung tâm DVNN huyện;
- TV Đảng ủy (b/c);
- TT.HĐND xã;
- CT, các PCT UBND xã;
- Lưu: VP.
Nguyễn Văn Trình