Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
QUY CHẾ Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 09/08/2024

ỦY BAN NHÂN DÂN          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   XÃ VINH THANH                                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                               Vinh Thanh, ngày      tháng 04 năm 2024

 

QUY CHẾ

Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý

di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh

xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 
 

 

 

 

          (Ban hành kèm theo Quyết định số       /QĐ-UBND ngày       tháng 04 năm 2024 của Ủy ban nhân dân xã Vinh Thanh)

 

CHƯƠNG I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ

DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH LÀNG HÀ THANH

 

Điều 1. Nguyên tắc hoạt động của Ban quản lý di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Ban quản lý di tích):

1.1. Ban quản lý di tích lịch sử di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là một tổ chức có chức năng tham mưu giúp UBND xã Vinh Thanh chỉ đạo xử lý các vấn đề liên quan đến di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh, triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh.

1.2. Ban quản lý di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh hoạt động theo Quy chế này. Đồng thời, hoạt động của Ban quản lý di tích phải tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có liên quan.

          Điều 2. Nhiệm vụ của Ban quản lý di tích:

1. Tham mưu giúp UBND xã Vinh Thanh và các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh theo quy định của pháp luật;

2. Tham mưu UBND xã ban hành các văn bản về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh;

3. Tham mưu UBND xã giữ gìn an ninh trật tự, xử lý các hiện tượng gây phản cảm tại Khu di tích;

4. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý và quản lý bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh;

5. Định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất tổ chức họp để kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả công tác hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý và tổ chức hoạt động tại di tích, báo cáo UBND xã để kịp thời chỉ đạo.

Điều 3. Quyền hạn của Ban quản lý di tích:

Phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động tổ chức, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tích cực của di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh.

Xử lý bước đầu các hành vi xâm phạm di tích, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo đề nghị UBND xã giải quyết.

Điều 4. Mối quan hệ công tác:

Ban quản lý di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã Vinh Thanh và quản lý chuyên môn của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Vang.

Quan hệ giữa Ban Quản lý di tích lịch sử Đình làng Hà Thanh với các ban ngành, đoàn thể của xã là mối quan hệ phối hợp theo sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã trong công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.

CHƯƠNG II

PHẠM VI TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 5. Cơ cấu và nhiệm vụ của các thành viên Ban quản lý di tích:

5.1. Cơ cấu:

Ban quản lý di tích có 10 thành viên, gồm: 01 đồng chí là Phó chủ tịch UBND xã (Trưởng ban), 01 đồng chí là Công chức VH-XH xã (Phó ban), Chủ tịch Hội đồng Chư Tộc Làng (Phó ban), các thành viên gồm: Trưởng Công xã; Công chức VP-TK xã; Công chức Địa chính - Xây dựng xã; Công chức TC-KT xã,  Trưởng thôn 3, PCT.HĐCT Làng. Mời các thành phần tham gia thành viên BQL gồm Chủ tịch UBMTTQVN xã; Đoàn Thanh niên CSHCM xã.

5.2. Nhiệm vụ:

a. Trưởng ban:

Chỉ đạo điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban quản lý di tích và chịu trách nhiệm trước UBND xã.

Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động của di tích.

Báo cáo cơ quan cấp trên về tình hình, kết quả hoạt động của Ban quản lý và việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích theo định kỳ, đột xuất và khi có yêu cầu.

Điều hành và phối hợp giữa các thành viên của Ban quản lý trong việc tổ chức quản lý và hoạt động của di tích.

Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích do cơ quan quản lý cấp trên giao.

b. Cấc Phó Trưởng ban (CC.VHXH):

Giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý di tích do Trưởng ban giao; phối hợp với các bộ phận liên quan giải quyết các công việc cụ thể liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích và báo cáo Trưởng ban biết để có hướng chỉ đạo, xử lý kịp thời, hiệu quả. Soạn thảo các báo cáo tổng kết định kỳ của Ban quản lý,

c. Thành viên:

Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng ban quản lý di tích, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của Ban quản lý di tích phân công.

Thành viên Ban quản lý di tích phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong lĩnh vực được phân công phụ trách, tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban quản lý di tích và báo cáo tình hình về lĩnh vực được phân công.

Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của di tích, cùng các thành viên phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý di tích.

- Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác khi được Trưởng ban quản lý di tích phân công.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Quy chế này được triển khai đến các thành viên Ban quản lý di tích. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, kịp thời phản ánh để UBND xã xem xét điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế công tác quản lý di tích./.

                                                                   TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

                                                                                CHỦ TỊCH

                                                                  Nguyễn Thị Thu Sương

Hoạt động UBND xã
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 934.223
Truy cập hiện tại 180